• Địa chỉ
    CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH

  • Email:
    hcm@saac.com.vn

  • Hotline:
    0909012357

Chi tiết

thủ tục kiểm toán TSCĐ

A. MỤC TIÊU

TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, XDCB dở dang, BĐS đầu tư là hiện hữu; thuộc quyền sở hữu của DN; nguyên giá và khấu hao được ghi nhận đầy đủ, chính xác, đúng niên độ, phù hợp; và trình bày trên BCTC phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng.

B. THỦ TỤC KIỂM TOÁN

I. Thủ tục chung

1.Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng

2.Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với BCĐSPS, sổ cái, sổ chi tiết,… và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có).

II. Thủ tục phân tích

1.So sánh, phân tích tình hình tăng, giảm của số dư TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, XDCB dở dang, BĐS đầu tư năm nay so với năm trước, đánh giá tính hợp lý của các biến động lớn

2.Kiểm tra tính hợp lý của việc xác định thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, so sánh với các quy định và hướng dẫn về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ hiện hành và CMKT liên quan

3.So sánh tỷ lệ khấu hao trung bình cho các nhóm tài sản với niên độ trước và yêu cầu giải trình nếu có sự thay đổi

III. Kiểm tra chi tiết

Kiểm tra nguyên giá TSCĐ hữu hình/vô hình/BĐS đầu tư

1Thu thập bảng tổng hợp tình hình biến động từng loại TSCĐ (nguyên giá, hao mòn luỹ kế, số đầu kỳ, tăng/giảm trong kỳ, số cuối kỳ…). Kiểm tra tính chính xác số học và đối chiếu số liệu với các tài liệu liên quan (sổ cái, sổ chi tiết, BCĐSPS, BCTC). 

2.Đọc lướt sổ cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị, TK đối ứng...). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu cần).

3.Thủ tục kiểm toán số dư đầu kỳ (1):

  • Chọn mẫu kiểm tra bộ hồ sơ các TSCĐ có giá trị lớn.
  • Thu thập biên bản kiểm kê TSCĐ đầu kỳ để đảm bảo tính hiện hữu của TSCĐ.Kiểm tra phương pháp tính khấu hao, cách xác định thời gian sử dụng hữu ích và tính toán lại giá trị khấu hao lũy kế đầu năm.
  • Kiểm tra tính hợp lý của việc phân loại các loại TSCD.

4. Chọn mẫu kiểm tra bộ hồ sơ các TSCĐ/BĐS đầu tư tăng trong năm. Đối chiếu với kế hoạch, thủ tục mua sắm TSCĐ và sự phê duyệt của BGĐ. Đánh giá việc ghi nhận TSCĐ/BĐS đầu tư có đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn theo qui định của các CMKT liên quan hay không.

Lưu ý trường hợp khi mua TSCĐ nếu được nhận kèm thêm thiết bị, phụ tùng thay thế (phòng ngừa trường hợp hỏng hóc) thì kế toán có ghi nhận có đúng theo quy định của TT200/2014/TT-BTC hay không

5.Nếu có chi phí lãi vay được vốn hóa (1): Đối chiếu với phần hành kiểm toán E100-“Vay và nợ ngắn hạn và dài hạn” để đảm bảo việc vốn hóa được thực hiện phù hợp.

6. Kiểm tra các chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp phát sinh trong năm đảm bảo việc vốn hóa nếu đủ điều kiện (kết hợp với phần hành kiểm toán liên quan)

7.Kiểm tra các nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ/BĐS đầu tư.  Xem xét các quyết định thanh lý, hợp đồng mua bán, việc xác định và ghi nhận các khoản lãi/lỗ về thanh lý, nhượng bán, thời điểm dừng khấu hao TSCĐ

8.Đối với các TSCĐ tăng do nhập khẩu (1): Kiểm tra, đánh giá sự phù hợp về thời điểm và tỷ giá quy đổi từ ngoại tệ về đồng tiền ghi sổ khi xác định nguyên giá

9.Đối với nghiệp vụ mua/bán TSCĐ với bên liên quan (1): Kiểm tra việc ghi chép, phê duyệt, giá cả, khối lượng giao dịch

10. Rà soát danh mục TSCĐ/BĐS đầu tư (chi tiết theo từng tài sản) để đảm bảo việc phân loại giữa TSCĐ hữu hình với BĐS đầu tư, giữa TSCĐ hữu hình với chi phí SXKD hoặc HTK, giữa BĐS đầu tư và hàng hóa BĐS, giữa TSCĐ vô hình với chi phí trả trước dài hạn là phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng

11.Thu thập danh mục TSCĐ dùng để cầm cố, thế chấp, hạn chế sử dụng,…(kết hợp với phần hành “Vay và nợ ngắn/dài hạn”) và danh mục TSCĐ đã dừng hoạt động, tạm dừng để sửa chữa, không cần dùng chờ thanh lý, đã hết khấu hao nhưng vẫn còn sử dụng,…(thông qua phỏng vấn KH, kết hợp với thủ tục quan sát thực tế).

Quan sát thực tế TSCĐ:

1.Tham gia chứng kiến kiểm kê thực tế TSCĐ cuối kỳ, đảm bảo các thủ tục kiểm kê được thực hiện phù hợp và chênh lệch giữa số liệu kiểm kê thực tế và số liệu sổ kế toán (nếu có) đã được xử lý. Đánh giá tình trạng sử dụng của từng TSCĐ

2.Trường hợp KTV không tham gia kiểm kê cuối kỳ (1): Thực hiện quan sát TSCĐ tại ngày kiểm toán, lập bản kiểm tra và đối chiếu ngược để xác định TSCĐ thực tế của DN tại ngày kết thúc kỳ kế toán.

3.Nếu DN có TSCĐ do bên thứ ba giữ (1): Lấy xác nhận của bên thứ ba hoặc trực tiếp quan sát (nếu trọng yếu).

Kiểm tra khấu hao TSCĐ/BĐS đầu tư:

1.Thu thập Bảng tính khấu hao TSCĐ/BĐS đầu tư trong kỳ (chi tiết đến từng TSCĐ). Kiểm tra tính chính xác số học và đối chiếu số liệu với các tài liệu liên quan (sổ cái, sổ chi tiết, BCĐSPS, BCTC).

(Lưu ý kiểm tra khấu hao của BĐS đầu tư theo đúng quy định của TT200/2014/TT-BTC:“BĐSĐT nắm giữ chờ tăng giá không phải trích khấu hao mà xác định tổn thất do giảm giá trị.).

2.Đọc lướt sổ cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị, TK đối ứng...). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu cần).

3.Kiểm tra tính hợp lý của bảng tính khấu hao về: Phân loại nhóm tài sản; Khoản mục chi phí phân bổ căn cứ bộ phận và mục đích sử dụng; Tính phù hợp về thời gian khấu hao so với quy định hiện hành, so với đặc điểm sử dụng của đơn vị; Tính nhất quán trong phân bổ giữa năm nay với năm trước, giữa các kỳ trong năm, giữa các tài sản cùng loại

4.Ước tính độc lập chi phí khấu hao trong kỳ và so sánh với số liệu của DN

5.Kiểm tra việc ghi giảm khấu hao lũy kế do việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ

6.Nếu có TSCĐ sử dụng chung cho các bộ phận (1): Xem xét tính hợp lý và nhất quán trong tiêu thức phân bổ cho từng loại chi phí như: chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý, chi phí bán hàng

7. Xem xét chênh lệch giữa phương pháp phân bổ cho mục đích kế toán và mục đích thuế (nếu có) và tính toán thuế TNDN hoãn lại phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng

XDCB dở dang:

1.Thu thập bảng tổng hợp chi tiết chi phí XDCB dở dang theo từng công trình, từng nội dung chi phí:

  • Đối chiếu số liệu với các tài liệu liên quan (sổ cái, sổ chi tiết, BCĐSPS, BCTC).

Xem xét bảng tổng hợp để xác định các khoản mục bất thường (số dư lớn, lâu ngày số dư không biến động, các khoản nợ không phải là KH,...). Thực hiện thủ tục kiểm tra (nếu cần).

2. Đọc lướt sổ cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị, tài khoản đối ứng...). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu cần).

3. Kiểm tra tính hiện hữu và tình trạng các công trình dở dang bao gồm cả việc gửi TXN tới nhà thầu, kiểm tra chi tiết các hồ sơ liên quan và quan sát thực tế. Đảm bảo chi phí xây dựng và các khoản nợ phải trả được ghi nhận tương ứng với công việc xây dựng đã thực hiện tại ngày kết thúc kỳ kế toán

4.Đối với các công việc do nhà thầu thực hiện: Kiểm tra chi phí XDCB dở dang tăng trong kỳ với các chứng từ gốc (hợp đồng, biên bản nghiệm thu, nhật ký công trình, biên bản bàn giao, yêu cầu thanh toán, hóa đơn…). Kiểm tra tính tuân thủ các qui định về lĩnh vực XDCB của Nhà nước (nếu liên quan

5. Đối với công trình DN tự xây dựng (1): Kiểm tra tính đúng đắn của việc tập hợp và phân bổ các chi phí liên quan

6.(Đối với công trình XDCB do bên liên quan thực hiện (1): Kiểm tra việc ghi chép, phê duyệt, giá cả, khối lượng giao dịch

7. Nếu có chi phí lãi vay được vốn hóa vào chi phí XDCB (1): Đối chiếu với phần hành kiểm toán E100-“Vay và nợ ngắn hạn và dài hạn” để đảm bảo việc vốn hóa được thực hiện phù hợp

8.Kiểm tra xem chi phí phát triển được vốn hoá có phù hợp với CMKT không. Lưu ý chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu không được vốn hoá

9.Kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ chứng từ chứng minh tài sản dở dang đã hoàn thành để đảm bảo nguyên giá đã được tính toán đúng đắn và tài sản đã được chuyển giao, phân loại đúng và khấu hao kịp thời

10.Xem xét thu thập giải trình của BGĐ về các vấn đề liên quan đến TSCĐ và chi phí SXKD dở dang, BĐS đầu tư.

11. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán có ảnh hưởng đến các nghiệp vụ trong kỳ, tính đánh giá của TSCĐ và chi phí SXKD dở dang, BĐS đầu tư cuối kỳ.

KTV trao đổi với bộ phận kỹ thuật – phụ trách theo dõi tiến độ XDCB để nắm bắt tình hình thực tế % hoàn thành của các công trình dở dang tại ngày kết thúc niên độ kế toán để đảm bảo các số liệu ghi nhận về XDCB dở dang của phòng kế toán là hợp lý.

Kiểm tra việc phân loại và trình bày các khoản mục TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, XDCB dở dang, BĐS đầu tư trên BCTC.

Kiểm tra việc thuyết minh đầy đủ về TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, XDCB dở dang, BĐS đầu tư, cụ thể:

-           TSCĐ khấu hao hết vẫn đang sử dụng

-           TSCĐ cầm cố, thế chấp cho các khoản vay của công ty

-           TSCĐ không còn sử dụng được và chờ thanh lý

-           TSCĐ không sử dụng

Chú ý kiểm tra việc phân loại ngắn/dài hạn theo quy định TT200/2014/TT-BTC đối với các khoản chi phí XDCB dở dang.

Khách hàng tiêu biểu

Vì sao chọn chúng tôi

VỀ PHƯƠNG NAM

VỀ PHƯƠNG NAM

Năng lực lõi của Công ty chúng tôi được xây dựng dựa trên tính chuyên nghiệp, tận tâm, chất lượng của dịch vụ kiểm toán, kế toán, tư vấn...

TẦM NHÌN

TẦM NHÌN

Bằng khát vọng khẳng định cùng với chiến lược đầu tư mạnh mẽ vào con người, Phương Nam phấn đấu trở thành nhà cung cấp dịch vụ kiểm...

SỨ MỆNH

SỨ MỆNH

Phương Nam luôn nỗ lực cung cấp các giải pháp tối ưu cho quá trình phát triển của từng khách hàng. Phương Nam góp phần làm lớn mạnh cộng đồng...

NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC

NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC

Chúng tôi luôn duy trì và mở rộng tối đa kênh giao tiếp với khách hàng, để lắng nghe và giải quyết nhiều hơn nhu cầu của khách hàng. Nỗ lực...

Bản tin

Vi phạm quy định về Kế Toán có thể ngồi tù đến 20 năm từ ngày 01/01/2018

Căn cứ quy định: – Theo điều 200, điều 221 Bộ Luật hình sự 2015 – Điều 1, Điều 2 Luật..

NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀ CÔNG DÂN NƯỚC NGOÀI PHẢI ĐÓNG BHXH BẮT BUỘC TỪ 1/1/2018

CĂN CỨ KHOẢN 2 ĐIỀU 2 LUẬT BHXH SỐ 58/2014QH13 NGÀY 20/11/2014 - CĂN CỨ KHOẢN 2 ĐIỀU 4 QUYẾT..

Các khoản thu nhập tính đóng BHXH áp dụng từ ngày 01/01/2018

Các khoản thu nhập tính đóng BHXH áp dụng từ ngày 01/01/2018 Theo quy định tại Thông tư số..

Thông tư 107/2017/TT-BTC ban hành ngày 10/10/2017 hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp

Thông tư 107/2017/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 10/10/2017 hướng dẫn chế độ kế toán..

Chat Live Facebook